Venus và Adonis (tranh của Tiziano)
Venus và Adonis (tranh của Tiziano)

Venus và Adonis (tranh của Tiziano)

Tác phẩm Venus và Adonis của nghệ sĩ Phục hưng người Venezia, Tiziano Vecelli đã được vẽ vài lần bởi chính Tiziano, các trợ lý xưởng vẽ của ông cùng nhiều người khác. Trong tất cả ba mươi phiên bản được vẽ từ thế kỷ 16, phổ biến nhất là hình ảnh khỏa thân của Venus.[1] Vẫn còn nhiều tranh cãi trong số những phiên bản còn tồn tại rằng phiên bản nào là phiên bản gốc. Ngoài ra, người ta cũng liên tục tranh luận xem bản thân Tiziano từng tham gia vào bao nhiêu phiên bản còn sót lại ấy. Chỉ duy nhất một phiên bản là xác định được ngày vẽ, đó là một bức vẽ được trưng bày ở bảo tàng Prado, thủ đô Madrid, Tây Ban Nha, trong đó ghi lại nội dung bức thư giữa Tiziano và Felipe II vào năm 1554. Tuy nhiên, nhiều nghi vấn cho rằng bức vẽ trên dường như là sự lặp lại sau đó của một tác phẩm được vẽ rất lâu trước đó, có thể sớm nhất là vào những năm 1520.Phiên bản bức tranh trưng bày tại bảo tàng Prado lấy bối cảnh lúc bình minh. Bức tranh cho thấy chàng Adonis trẻ tuổi đang cố thoát ra khỏi sự đeo bám của Venus, người yêu của chàng. Adonis mang một cây giáo trang trí bằng lông vũ hoặc "phi tiêu", loại vũ khí thường được sử dụng để săn bắn trong thế kỷ 16.[2] Đầu ba con chó săn của chàng lúc đó đang quấn quanh cánh tay phải. Đâu đó phía bên trái, dưới những tán cây phía sau hai người là thần Cupid đang say ngủ, với cây cung và mũi tên treo trên cây. Trên trời cao, ai đó đang cưỡi một cỗ xe; đây là Venus đến từ tương lai trong câu chuyện, hoặc Apollo hoặc Sol, những gì đại diện cho bình minh. Venus ngồi trên một tảng đá phủ khăn đẹp đẽ với các cạnh và nút thắt vàng,[3] còn Adonis vận trang phục cổ điển, trên thắt lưng có treo một cái sừng. Trang phục cổ điển đó của chàng được lấy cảm hứng từ các tác phẩm điêu khắc La Mã.[4]Người ta cho rằng nhà thơ La Mã Ovid là người truyền cảm hứng cho các tác giả sáng tác ra tác phẩm, mặc dù nhiều nguồn văn học, hình ảnh, điển tích khác cũng được đề xuất. Trong quyển 10 của tập thơ Metamorphoses, Adonis là một thanh niên điển trai, một đứa trẻ mồ côi hoàng gia, dành phần lớn thời gian đời mình để săn bắn. Venus yêu chàng sau khi một trong những mũi tên của Cupid bắn nhầm vào nàng. Họ cùng nhau đi săn, trong những lúc ấy, Venus có nhiệm vụ cảnh báo người yêu mình về những con vật nguy hiểm. Một ngày nọ, Adonis đi săn một mình, không có Venus đi cùng và thế là chàng bị một con lợn rừng làm bị thương. Venus lúc ấy đang chu du trên bầu trời trong cỗ xe của mình. Nàng nghe thấy tiếng khóc của chàng nhưng không tài nào cứu được.[5] Trong một vài phiên bản của bức tranh, cái chết của Adonis được vẽ ở vị trí bên phải.[6] Trong nguyên tác của Ovid, chính Venus mới là người đầu tiên rời đi. Có thể suy đoán rằng việc Adonis tự kéo mình khỏi vòng tay của Venus dường như là chủ ý riêng của Tiziano. Vì lý do này, nhiều người đã chỉ trích ông.[7]Harold Wethey đã chia hai phiên bản khác nhau của tác phẩm làm hai dạng: dạng "Prado" và dạng "Farnese"; dạng Prado là phiên bản phổ biến nhất cho bức vẽ và được mô tả bằng câu chuyện ở trên.[8] Ngoài ra, vẫn còn một cách gọi thay thế khác thường được sử dụng để chỉ hai dạng này, đó là "ba con chó" và "hai con chó".[9] Tuy về mặt bằng chung, các phiên bản đều giống nhau về nhiều khía cạnh, nhưng dạng Farnese có cây cối dày đặc hơn đồng thời chủ đề và hình dạng rộng hơn, bầu trời dường như bị che khuất mất. Trong phiên bản này, bàn tay giơ lên của Adonis nằm ngay dưới rìa khung tranh, vì vậy không thể nhìn thấy những chiếc lông vũ trên ngọn giáo, cỗ xe cũng hoàn toàn mất hút trên bầu trời, mặc dù ta vẫn có thể nhận ra được rằng mặt trời xuyên qua những đám mây ở cùng một nơi. Ngoài ra, phiên bản chỉ có hai con chó săn và không có chiếc bình bằng vàng nào nằm dưới góc bên trái dưới cùng trên mặt đất như trong dạng Prado. Thêm vào đó, hình ảnh của Cupid được đưa đến gần hơn với cặp đôi chính và được điểm xuyết bằng một con bồ câu trên tay.[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Venus và Adonis (tranh của Tiziano) http://artintheblood.typepad.com/art_history_today... http://www.metmuseum.org/art/collection/search/437... http://www.dulwichpicturegallery.org.uk/explore-th... http://www.nationalgallery.org.uk/cgi-bin/WebObjec... http://www.nationalgallery.org.uk/paintings/worksh... https://hankwhittemore.com/2011/05/14/1230/ https://tass.com/society/950723 https://www.getty.edu/art/collection/objects/846/t... https://www.museodelprado.es/en/the-collection/art... https://www.museodelprado.es/en/the-collection/onl...